Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Cây lá gai chữa những bệnh gì?

Standard
Cây gai (hay còn gọi là cây Trữ Ma) có tên khoa học là Boehmeria nivea là một loại thực vật thuộc họ gai, có hoa màu trắng, có nguồn gốc từ Đông Á và được du nhập vào Việt Nam. Tại Việt Nam, cây gai chủ yếu được trồng để làm bánh gai, bánh ít, lấy sợi và làm thuốc.

Có thể bạn quan tâm:



Hình ảnh thực tế cây lá gai

Hình dáng bên ngoài cây gai

- Thân cây màu xanh, cao từ 1 - 3m

- Lá cây màu xanh, có có lông ở bề mặt lá, mép lá hình răng cưa, lớp dưới lá có cu tin.

- Hoa cây gai mọc theo cụm màu trắng, kích thước nhỏ

Thành phần cấu tạo

- Rễ củ gai: chứa flavonoid rutin. Toàn cây có acid cyanhydric. Hạt có dầu béo, nhiều acid tự do. 

- Cây gai: nước, protein, chất béo, carbohydrates, chất xơ, tro, vitamin A (beta caroten), B1 (thiamine), vitamin B5, pyridoxine, folic acid, vitamin C, vitamin E, vitamin K, biotin, 0,5mcg choline, kali, canxi, magiê,  sodium, photpho, chlorine, sắt, mangan, đồng, selenium, kẽm…

Công dụng cây gai

- Làm bánh gai: Từ xưa đến nay cây lá gai vẫn luôn được biết đến là nguyên liệu chính để làm món bánh gai vào những dịp tết nguyên đán cổ truyền. Người ta lấy phần lá, phơi khô, tước bỏ phần xương và đem nghiền thành bột rồi trộn với bột gạo để làm bánh gai. Đây là một món ăn rất ngon và bổ dưỡng.

- Làm sợi: Phần vỏ của cây gai rất chắc chắn và chứa nhiều chất xơ, chính vì vậy người ta thường sử dụng nó để dệt thành sợi làm lưới đánh cá.

- Làm thuốc chữa bệnh: Theo đông y, phần rễ cây gai có vị ngọt đắng, tính mát, đi vào hai kinh tâm, thận; thường dùng để trị các bệnh đường tiểu như: Bí tiểu, tiểu đục, tiểu ra máu, còn dùng để cầm máu và trị động thai.Ngoài ra nó còn giúp chấm dứt các hiện tượng đau bụng ra huyết, sa, viêm tử cung, trĩ, xích bạch đới, đái dắt, đái đục, đái ra máu, mụn lở.



Củ cây gai là thảo dược chữa động thai ở mẹ bầu rất tốt


Cách chế biến bài thuốc đến từ cây gai

Như đã giới thiệu ở trên, phần rễ của cây gai chứa rất nhiều hợp chất có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng. Chính vì điều đó nó được sử dụng để làm thuốc rất phổ biến trong đông y. Và hiện nay, nó được coi là một vị thuốc quý và rất hiệu quả trong việc giúp mẹ bầu an thai và chữa trị một số hiện tượng nguy hiểm mắc phải trong quá trình mang thai (động thai, dọa sảy thai, tụ dịch màng nuôi, bong tách nhau thai, ...)

Củ gai rất lành tính và cách chế biến cũng rất đơn giản. Tuy nhiên, để đảm công dụng là tốt nhất người ta thường chế biến bằng cách sắc củ gai lên lấy nước để uống.

Cách sắc củ gai tươi

- Bước 1: Lấy 300 củ gai rửa sạch và cạo bỏ lớp vỏ màu nâu ở bên ngoài

- Bước 2: Thái lát và cho vào nồi sắc thuốc

- Bước 3: Cho 1 lít nước vào nồi sắc thuốc và tiến hành đun sủi sau đó vặn nhỏ lửa và đun lim rim trong 15 - 20 phút nữa thì tắt bếp



Bát nước củ gai


Sau khi chế biến xong mọi người để nguội và uống đều 1 ngày tối đa 3 lần và mỗi lần uống từ 150 - 250ml. (Không nên uống nhiều quá sẽ không tốt cho sức khỏe mẹ bầu).

>>> Tìm hiểu địa chỉ mua củ gai tươi tại HCM chất lượng tại http://thaoduocanbinh.com/mua-cu-gai-tuoi-chat-luong-uy-tin--o-dau-n152224.html

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây lá gai. Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp các bạn có đầy đủ kiến thức về loại thảo dược quý này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét